Vai trò và chức năng của Hội đồng
Quyền của hội đồng địa phương Hội đồng quận Boeun
Luật tự trị địa phương và luật liên quan cấp các quyền khác nhau như quyền biểu quyết, quyền bầu cử, quyền giám sát hành chính, quyền tự chủ, quyền đồng ý, quyền thụ lý và xử lý đơn yêu cầu để hội đồng địa phương có thể thực hiện hết các quyền hạn và trách nhiệm. Các quyền này được thực hiện mà không ảnh hưởng đến các công việc văn phòng mà cơ quan tự trị địa phương xử lý và có giới hạn nhất định.
Tức là, quyền hạn của hội đồng địa phương phải thực hiện trong phạm vi luật tự trị địa phương và quy định pháp luật khác, đồng thời chỉ hiệu lực khi thực hiện những điều trong quyền hạn của mình sau khi đã trải qua quy trình chính đáng, nếu lệch ra khỏi quyền hạn được quy định trong luật pháp liên quan hoặc thực hiện biểu quyết rõ ràng là có lỗi nghiêm trọng về mặt quy trình thì biểu quyết đó trở nên vô hiệu. Và quyền hạn của hội đồng địa phương là quyền hạn cấp cho cơ quan là hội đồng địa phương với vai trò là cơ quan biểu quyết của cơ quan tự trị địa phương chứ không phải là quyền cấp cho từng cá nhân thành viên hội đồng.
Quyền biểu quyết (Quyền lập pháp tự trị/đảm bảo tài chính)
Quyền biểu quyết của Hội đồng địa phương là quyền hạn cơ bản và thiết yếu nhất trong các quyền của hội đồng. Hội đồng địa phương có quyền lập/sửa đổi, huỷ bỏ điều lệ, thảo luận & biểu quyết ngân sách, quyết định các chính sách và phương châm chủ yếu với vai trò là cơ quan đại diện của người dân. Luật tự trị địa phương của Hàn Quốc áp dụng liệt kê hạn chế đối với đối tượng biểu quyết của hội đồng địa phương, do đó chỉ có thể thực hiện quyền biểu quyết đối với các nội dung đã được quy định thông qua nghị quyết của hội đồng địa phương trong luật tự trị địa phương, các quy định pháp luật riêng lẻ và điều lệ đối với các nội dung cơ bản và nội dung quan trọng trong các công việc văn phòng của cơ quan tự trị.
Quyền bầu cử (Quyền thành lập tổ chức Hội đồng)
Hội đồng địa phương có quyền hạn của cơ quan bầu cử ngoài quyền của cơ quan biểu quyết. Quyền bầu cử của hội đồng địa phương được quy định trong luật tự trị địa phương và luật liên quan, gồm có bầu cử chủ tịch, phó chủ tịch.
Quyền giám sát hành chính (Quyền giám sát/điều tra công việc văn phòng hành chính)
Quyền giám sát hành chính được cấp cho hội đồng là cơ quan đại diện của người dân với vai trò là phương tiện kiểm soát đối với cơ quan chấ hành, có quyền giám sát công việc văn phòng hành chính, tức quyền giám sát trong phạm vi chung và bao quát và quyền điều tra công việc văn phòng hành chính được công nhận một cách riêng biệt và cụ thể đối với một vấn đề cụ thể. Ngoài ra còn có thể yêu cầu người đứng đầu cơ quan tự trị hay công chức liên quan có mặt để hỏi về các vấn đề hành chính của cơ quan tự trị địa phương tương ứng và chất vấn về vấn đề cụ thể.
Quyền tự chủ
Quyền tự chủ là quyền mà Hội đồng có thể tự thiết lập điều chỉnh mà không chịu sự liên quan hay can thiệp nào từ cơ quan chấp hành. Quyền tự chủ gồm có lập quy định cho buổi họp, khai mạc và bế mạc Hội đồng, quyết định phiên họp, giữ trật tự và kỷ luật, kiểm tra tư cách thành viên,v.v
Quyền đồng ý
Thông thường không yêu cầu quyền biểu quyết của Hội đồng đối với hành vi chấp hành của người đứng đầu cơ quan tự trị địa phương và cơ quan chấp hành khác. Tuy nhiên, đối với những nội dung quan trọng, quyền hạn liên quan sẽ được cấp dưới hình thức là đồng ý bởi Hội đồng theo luật liên quan với vai trò là quy trình tiên quyết để chấp hành.
Quyền phê duyệt
Quyền phê duyệt là quyền quyết định có duyệt hay không của Hội đồng địa phương đối với các vấn đề do cơ quan chấp hành xử lý. Có thể phê duyệt về xử lý tiên quyết người đứng đầu cơ quan tự trị địa phương, chi tiêu sơ bộ và quyết toán.
Quyền thụ lý và xử lý đơn
Hội đồng địa phương là cơ quan đại diện cho người dần, có quyền xử lý toàn bộ công việc văn phòng của cơ quan tự trị địa phương chứ không phải là chỉ đơn thuần xử lý nội dung trong quyền hạn vốn dĩ của Hội đồng để phản ánh nguyện vọng của dân một cách rộng rãi trong hành chính. Đơn yêu cầu đối với Hội đồng nhất định phải là văn bản do trên 1 thành viên, ghi mục đích, ngày nộp đơn, địa chỉ và họ tên người nộp đơn.